Tour du lịch Philippines – Nghề dệt truyền thống của Philippines

Thảo luận trong 'Giải Trí' bắt đầu bởi mixtour, 24/4/14.

  1. mixtour PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    21/4/14
    Du lịch Philippines. Tạo ra một trong những sản phẩm thiết yếu của con người, nghề dệt vải có quá trình phát triển lâu đời ở Philippines nhưng đang gặp nhiều khó khăn, do ngày càng ít người mặc đồ truyền thống.

    Tour du lịch Philippines. Nét văn hóa trong nghề dệt truyền thống Philippines, trong quá trình phát triển, nghề dệt vải ở Philippines chịu ảnh hưởng nhiều từ việc giao thương với các quốc gia khác như Trung Quốc từ thế kỷ thứ X, Nhật Bản và các nước láng giềng trong khối Đông Nam Á từ thế kỷ XII - XVI. Ngay cả trong 330 năm dưới ách đô hộ của Tây Ban Nha, từ 1560 - 1898, việc xuất khẩu vải bông và vải nhuộm tự nhiên, cùng các đồ dệt khác đạt đỉnh cao chưa từng có, đặc biệt từ thế kỷ XVIII đến hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, trước khi bị suy giảm đột ngột. Dưới thời kỳ đô hộ của Mỹ, các loại đồ vải in sẵn giá rẻ đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất đồ vải truyền thống và ngành công nghiệp sợi bông của địa phương. Sau khủng hoảng trong Chiến tranh thế giới II, việc sản xuất đồ vải đã phục hồi mạnh mẽ từ năm 1950 - 1970, và giảm nhiệt vào những năm 1990 khi các nhà sản xuất sợi đa quốc gia bước vào thị trường và quần áo thời trang trở nên phổ biến, nhất là trong giới trẻ.

    Trải qua thăng trầm, việc sản xuất đồ vải vẫn được duy trì, là nghệ thuật ăn sâu bám rễ vào đời sống của người dân Philippines. Tour Philippines theo cuộc khảo sát của Gs Norma A.Respicio, hiện nay ở đất nước này vẫn còn hơn 100 nhóm người lưu giữ các kỹ thuật dệt vải truyền thống. Người Philippines sử dụng khung dệt có bàn đạp hoặc khung dệt vòng sợi qua lưng. Mỗi nhóm người, mỗi vùng lại có cách dệt, sử dụng các nguyên liệu khác nhau. Như ở Panay, miền Tây Visayas, người ta dệt vải từ sợi dứa - một loại sợi độc đáo của Philippines lấy từ lá của các loại cây dứa đỏ mọc khắp vùng đảo Aklan và Panay. Hai loại sợi có thể được lấy ra từ một chiếc lá: sợi thô lấy ở lớp bên ngoài và sợi đẹp lấy ở lớp bên trong. Một chiếc lá có thể cho 75% sợi thô và 25% sợi đẹp. Người ta sử dụng mảnh gốm sắc để tách sợi thô, và mảnh vỏ dừa để tước sợi đẹp. Quần áo dệt hoàn toàn bằng sợi dứa là trang phục truyền thống chính thức của người Philippines. Ngày nay, thợ dệt sản xuất nhiều loại vải bằng cách kết hợp sợi dứa với sợi tơ tằm, hoặc xơ chuối... Trong khi đó, ở miền Nam Trung bộ Mindanao lại sử dụng musa textilis, một loại xơ chuối. Làm đồ vải bằng xơ chuối cũng gồm nhiều công đoạn: tách xơ để tạo thành sợi, nối hai sợi với nhau, mắc sợi dọc lên khung cửi, định hình hoa văn, buộc sợi để tạo hoa văn, dệt vải, nhuộm, làm bóng vải bằng cách lấy mảnh sò chải trên mặt vải...

    Ngoài dệt trơn, khi đi du lịch Philippines du khách sẽ thấy người Philippines còn có nhiều kỹ thuật dệt hoa văn, tạo ra đa dạng các loại trang phục dùng hàng ngày, trong nghi lễ và những dịp quan trọng. Vải dệt của Philippines trang trí hoa văn mô tả những nhân vật trong sử thi, các vị thánh, thần, về môi trường vật lý, về hệ động, thực vật, phản ánh thế giới quan, niềm tin tín ngưỡng và khát vọng của người dân, đồng thời cho thấy hệ thống đa dạng sinh học phong phú của các hòn đảo. Trong đó, họa tiết hoa văn trên vải dệt của người Itneg ở miền Tây Bắc Luzon thể hiện các vị thánh, thần liên quan đến nông nghiệp và các vị thần trong sử thi .

    Dulimaman. Hoa văn phổ biến nhất của người Itneg là agkabkabayo, hình người cưỡi ngựa - hiện thân của vị thần nông nghiệp Indadaya, đại diện cho núi sông, mặt trời và mưa... Còn thể hiện nổi bật cơn lốc xoáy, phổ biến là vải dệt sợi ngang trơn hai màu của người Ilocos. Người Ilocos tin rằng lốc xoáy là nơi ngự trị của vị thần gió hung dữ cần được khuyên giải và xoa dịu nhằm sử dụng quyền năng để giúp đỡ mọi người. Các hoa văn thường gặp khác của người Ilocos là sao mai và dải ngân hà, được coi là những dấu hiệu tốt cho nông nghiệp và ngư nghiệp...

    Khung dệt, kỹ thuật tạo hoa văn, trang trí và chức năng của các sản phẩm đồ vải thể hiện tri thức được tích lũy và kỹ năng được trao truyền qua các thế hệ, sự giao lưu với các nền văn hóa. Tuy nhiên, theo Gs Norma A.Respicio, bên cạnh yếu tố giá thành sản phẩm, nguyên liệu từ tự nhiên ngày càng ít đi cũng khiến cho nghề dệt ngày càng mai một. Hiện nay, Philippines đang cố gắng bảo tồn nghề bằng cách tìm các nguyên liệu thay thế thích hợp, cải tiến sản xuất để sản phẩm có mẫu mã đa dạng, giá hợp lý, từ đó giúp nghề truyền thống này đáp ứng nhu cầu của người dân và có thể tồn tại.

    Mọi thông tin chi tiết về tour Philippines quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-philippines
     
    #1

Chia sẻ trang này