Thảo luận Học gì từ thương vụ Uber bán mình cho Grab

Thảo luận trong 'Thủ thuật khác' bắt đầu bởi ke toan tron goi, 29/3/18.

  1. ke toan tron goi PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    27/3/18
    Vào ngày 8/4/2018, như kế toán trọn gói Gtax đã thông tin trước đó, ứng dụng gọi xe công nghệ Uber chính thức bán mình cho Grab qua một thỏa thuận giữa các bên liên quan. Theo đó, Uber sẽ hoàn toàn nhượng thị phần khoảng 27% tại thị trường Đông Nam Á bao gồm thông tin và nguồn nhân lực. Grab sẽ tiếp quản thị trường Uber và các lái xe của Uber sẽ trở thành tài xế của Grab tại các nước Đông Nam Á.

    Vậy qua thương vụ này Uber và Grab được gì và mất gì?

    Trên thông báo chính thức từ Grab kể từ ngày 8/4/2018, Uber sẽ nắm giữ 27,5% cổ phần của Grab. Bên cạnh đó, CEO đương nhiệm khu vực Đông Nam Á của Uber tại thị trường này cũng đồng thời gia nhập vào đội ngũ lãnh đạo của Grab tại khu vực. Ngoài ra, việc sáp nhập Uber tại thị trường Đông Nam Á giúp mảng GrabFood thêm bành trướng khi có sự góp sức đắc lực từ Uber Eats. Tuy nhiên, nếu các mảng đón khách và giao hàng được sang chuyển vào đầu tháng 4/2018, mảng nhà hàng đến đầu tháng 5/2018 mới chính thức sáp nhập. Chính vì thế, thời điểm hiện tại ứng dụng Uber Eats vẫn tiếp tục hoạt động trước sự chuyển đổi cơ quan chủ quản.

    Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á Uber đang có mặt ở 8 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Philippines. Còn Grab hiện diện ở 195 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á với các dịch vụ xe tư nhân, taxi, xe máy, đi chung… với 2 dịch vụ giao nhận hàng và thực phẩm. Sau khi sáp nhập Grab sẽ tiếp tục củng cố vị thế nền tảng ứng dụng gọi xe lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời phát triển dịch vụ GrabFood ngày một lớn mạnh.

    Mặt khác, để tiến hành quá trình chuyển giao thuận tiện, nhanh chóng và không bị gián đoạn. Grab và Uber cùng thỏa thuận với khách hàng, đối tác cũng như các bên liên quan để phối hợp chặt chẽ trong vấn đề chuyển đổi. Đây được xem là thương vụ “bắt tay” thế kỷ của 2 “ông lớn” gọi xe công nghệ hàng đầu thế giới.

    Với việc “bán mình” cho Grab, Uber sẽ giải được bài toán chi phí đã bị hao hụt trong suốt 9 năm qua ở Đông Nam Á. Đồng thời, đây là giai đoạn Uber cần “lấy lại những gì đã mất” và bắt đầu cho những dự án mới.

    Bài học rút cho các Start up hiện nay đó là:

    • Sự khác biệt giữa Uber và Grab là ở chỗ Grab cũng có nhiều rủi ro giống như những người khác nhưng họ biết cách dự báo nó và đưa ra kế hoạch, phương án giải quyết nó. Vì vậy, công việc kinh doanh của họ rất vững bền và lâu dài.
    • Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp không tính toán, dự đoán hết những rủi ro, khó khăn mà bản thân và doanh nghiệp mình có thể gặp phải. Kết quả là mọi thứ diễn ra không đúng kế hoạch, mục tiêu và “đoàn tàu” bắt đầu chệch bánh khỏi quỹ đạo.
    • Khi ra mắt một công ty mới trên thị trường, người chủ doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đo lường được những rủi ro và đưa ra phương án đối phó với rủi ro. Trong đó, cần chú trọng tới yếu tố thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp luật,….
    • Việc rút khỏi thị trường của UBER không phải là thất bại mà cũng là 1 toan tính lâu dài và tập trung sức lực cho các thị trường thế mạnh của họ mà Grab chưa vươn tới, đồng thời việc nắm giữ hơm 27% cổ phần của Grab sau khi sát nhập chứng tỏ Uber cũng không phải quá thiệt thòi.
    Cũng trong sáng nay, hàng loạt tài xế của Uber tại Việt Nam đều nhận được thông báo về việc chuyển sang hoạt động của Grab. Theo đó, từ ngày 8/4/2018 tất cả tài xế của Uber sẽ chính thức “thay chủ” mới và trở thành đối tác của Grab.
     
    #1
  2. damynghe35nv PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    24/3/18
    Nơi ở:
    Ninh Vân Ninh Bình
    Không thích cạnh tranh thì gạ hội nhập thôi mà ! Làm cho nhẹ đầu !
     
    #2

Chia sẻ trang này