News 10 giải pháp bảo mật dữ liệu cá nhân khỏi sự tấn công của Hacker

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi thaihihi001, 19/7/18.

  1. thaihihi001 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    10/7/18
    Chào các bạn, rủi ro về vấn đề bảo mật dữ liệu của người dùng cá nhân cũng như dữ liệu của doanh nghiệp trước các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng tăng cao. Chính vì vậy mà chúng ta có nhiệm vụ tự trang bị kiến thức để bảo vệ dữ liệu của công ty chúng ta hay bản thân dữ liệu cá nhân. Vậy để có thể học hỏi các kiến thức đó thì bạn có thể đọc qua “10 giải pháp bảo mật dữ liệu cá nhân khỏi sự tấn công của Hacker” trong bài này nhé.

    1. Bảo mật email
    – Chắc hẳn bạn đã quen với hình thức tấn công email được gọi là phishing, tấn công bằng file hoặc tệp đính kèm hoặc lừa đảo người dùng bằng đường link giả mạo.
    – Giải pháp để bảo mật email là: bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh khi đăng nhập vào gmail, không click vào đường link hoặc tệp, file đính kèm mà người lạ gửi tới cho bạn. Thay vì nhấp vào link đính kèm trong email, bạn hãy copy đường link đó rồi dán lên Google, coccoc ..(công cụ tìm kiếm) để kiểm tra.

    2. Nhận thức an toàn thông tin cho người dùng cuối
    Cho dù bạn là nhân viên IT hay nhân viên văn phòng cũng cần thường xuyên phổ cập kiến thức và thông tin liên quan đến việc nhận thức an toàn thông tin của người dùng đầu và cuối… Các nhận thức về an toàn thông tin đó phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau :
    – Cung cấp các kiến thức cơ bản về an toàn thông tin
    – Cách thức bảo vệ máy tính cá nhân và phần mềm
    – Đặt mật khẩu an toàn và bảo vệ mật khẩu
    – An toàn khi sử dụng email
    – An toàn khi duyệt web và thực hiện các giao dịch trực tuyến
    – An toàn khi sử dụng mạng xã hội
    – Nhận biết và phòng tránh các cuộc tấn công dựa vào việc lừa đảo
    – An toàn khi sử dụng các thiết bị di động
    – An toàn khi sử dụng mạng không dây
    – Các vấn đề về an toàn thông tin tại Việt Nam
    3. Thường xuyên cập nhật phiên bản mới của chương trình phần mềm
    Như các bạn đã biết, các chương trình và phần mềm khi phát hành ra đều được đánh số phiên bản phát hành.
    Điều này giúp cho người sử dụng và khách hàng nhận biết được các bản cập nhật mới nhất cho chương trình phần mềm và bản phát hành mới nhất. Các bản cập nhật mới nhất thường mang 2 mục tiêu chính :
    – Vá các lổ hổng bảo mật được phát hiện trên chương trình dịch vụ mà người dùng đang sử dụng.
    – Cập nhật cải thiện các tính năng hiện có của phiên bản hiện hành.
    Như vậy, khi bạn đang sử dụng các chương trình dịch vụ trên các hệ điều hành Windows hay Linux, thì hãy luôn luôn cập nhật các phiên bản mới nhất của chương trình. Nhằm khắc phục các lổ hổng bảo mật (nếu có) và ngăn chặn các rủi ro khai thác lổ hổng đã được công bố. Nếu không ư? Có thể bỗng một ngày nào đó, các hacker khai thác lổ hổng bảo mật chương trình bạn đang sử dụng và đánh chiếm hệ thống dữ liệu của bạn. Lúc đó bạn chỉ có thể khóc thét và tiến hành khôi phục dữ liệu, ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian vận hành hệ thống nếu có.

    4. Mã hóa thông tin, dữ liệu cá nhân
    Đối với những thông tin nhạy cảm hay thông tin quan trọng thì việc bảo mật dữ liệu cá nhân rất cần thiết, Bạn có thể bảo mật bằng cách mã hóa dữ liệu, file .docs, .ppt, .xml… Sẽ không một ai có thể đọc được nội dung, thông tin trong file dữ liệu mà bạn đã gửi tới cho người khác sau khi đã mã hóa thành công.
    Việc mã hóa dữ liệu không chỉ áp dụng cho cá nhân mà còn được sử dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi doanh nghiệp

    5. Sử dụng trình duyệt web bảo mật cao
    Nhắc tới trình duyệt web thì Google là trình duyệt bảo mật tốt nhất và được nhiều người yêu thích nhất. Google là công ty bảo mật hàng đầu thế giới nên bạn sẽ yên tâm hơn khi truy cập trên website của google. Tuy nhiên, bạn không nên lưu mật khẩu quá nhiều trong trình duyệt web. Giả sử như bạn không để mật khẩu trong phần cài đặt file hoặc để mật khẩu quá dễ thì hacker có thể tấn công chiếm đoạt tài khoản 1 cách dễ dàng

    6. Bảo mật dữ liệu cá nhân và thông tin cá nhân trên mạng xã hội
    – Đối với tài khoản Facebook,bạn không nên để ngày tháng năm sinh, địa chỉ email liên lạc của mình.
    – Hơn nữa, để nâng cao bảo mật quyền riêng tư cá nhân trên Facebook, bạn nên thiết lập chế độ chặn người lạ kết bạn, chặn người khác đăng lên dòng thời gian của mình mà chưa được bạn cho phép, chặn yêu cầu mời chơi từ ứng dụng, cài đặt không cho người khác nhìn thấy danh sách bạn bè của mình, sở thích, nhóm tham gia của mình…

    7. Chính sách mật khẩu an toàn
    Hãy đảm bảo các mật khẩu mà bạn sử dụng cho các dịch vụ lưu trữ, dịch vụ thông tin trên Internet cũng như mật khẩu dành cho các hệ thống cá nhân của bạn luôn đạt được mức độ an toàn. Việc tạo nên một mật khẩu mạnh khó đoán sẽ giúp bạn ít nhiều tránh khỏi rủi ro tấn công “brute force (dò tìm mật khẩu)“. Một mật khẩu an toàn phải đạt được các tiêu chí sau :
    – Độ dài mật khẩu nên trên 12 kí tự.
    – Bao gồm chữ cái thường (abc) và chữ cái hoa (DEF).
    – Bao gồm kí tự đặc biệt : !@#$%^*
    – Mật khẩu mang tính gợi nhớ cá nhân.
    Ví dụ :
    Mật khẩu thường : bupbekitty
    Mật khẩu tốt hơn : BupBeKittY
    Mật khẩu khó hơn : 3uP3eK177y
    Có phải mật khẩu “3uP3eK177y” khó đoán hơn phải không nào, nhưng vẫn gợi nhớ được nội dung cá nhân. Tất nhiên, đây chỉ là ví dụ về việc lựa chọn sắp xếp sao tạo thành một mật khẩu mạnh thôi. Ngày nay, bạn nên kết hợp thêm các cơ chế bảo mật 2 lớp (Two-factor) nhằm tăng thêm lớp bảo mật cho các dịch vụ trực tuyến của bạn.

    8. Bảo mật dịch vụ không dây
    Nếu không cần sử dụng Bluetooth nữa thì bạn nên tắt ngay nó đi, vừa tiết kiệm PIN cho thiết bị, vừa tránh được những rủi ro từ các vụ tấn công có thể xảy ra. Ngoài ra, khi bạn sử dụng Wifi cần phải tuân thủ những yêu cầu về bảo mật wifi nhằm hạn chế những trường hợp mất an toàn không mong muốn.

    9. Không cắm ổ đĩa cứng và ổ cứng di động lạ vào máy tính
    Giả sử như bạn nhìn thấy một chiếc USB trên bàn làm việc, bạn đừng tò vội cắm ngay vào máy tính của mình. Tại sao vậy? Đơn giản vì rất có thể có một ai đó đã cố ý cài phần mềm độc hại vào chiếc USB và quẳng lên bàn, và không may ai đó cắm vào máy tính thì người đó sẽ trở thành nạn nhân bị tấn công. Hay trong trường hợp khác, trong USB đó có nhiều virus nhưng bạn không hề biết, và vô hình thay bạn tò mò rồi cắm vào máy tính của mình thì tự nhiên bạn đã mở cửa cho virus xâm nhập vào máy.

    10. Lưu ý với các trò chơi trực tuyến
    Nếu bạn không tinh ý trong các trò chơi trực tuyến thì rất có thể bạn đã truy cập vào website lừa đảo mà tin tặc đã cố tình tạo ra nhằm lừa đảo người dùng rồi tống tiến hoặc ăn cắp dữ liệu cá nhân. Bản chất của vụ việc này là tin tặc điều hướng người dùng click vào đường link dẫn tới website lừa đảo của chúng, sau đó bắt người dùng nhập thông tin cá nhân.

    Như vậy, bạn đã biết được 10 cách để có thể tự trang bị ít nhiều kiến thức để giảm thiểu các rủi ro về việc khai thác tấn công và bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc doanh nghiệp rồi nhé.

    Nguồn: SecurityBox
     
    #1

Chia sẻ trang này